Thiết kế phòng thờ trong căn nhà gỗ cổ truyền

Thiết kế phòng thờ là công việc quan trọng trong căn nhà gỗ cổ truyền. Có rất nhiều kiểu phòng thờ hiện nay như phòng thờ có hậu cung, phòng thờ 2 lớp, phòng thờ 3 lớp… Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các kiểu thiết kế này trong bài viết dưới đây. 

Lắp dựng đồ thờ nhà gỗ 3 gian

Những mẫu thiết kế phòng thờ nhà gỗ cổ truyền phổ biến hiện nay 

Những mẫu phòng thờ trong căn nhà cổ truyền sẽ được bố trí chi tiết như sau: 

Thiết kế phòng thờ 1 lớp trong căn nhà gỗ cổ truyền 

thiết kế phòng thờ
Phòng thờ có 1 lớp thờ

Đối với những không gian thờ gia đình không muốn bố trí thành quá nhiều lớp thì việc sắp xếp sẽ như sau: 

  • Ở phía trong sẽ kê một bàn thờ nhỏ đặt bình hoa và đèn thờ. 
  • Kê sát vào bàn thờ này là sập thờ. Chiều cao của sập thờ sẽ thấp hơn bàn thờ ở lớp trong. Trên sập thờ có bày bộ ngũ sự bằng đồng. 
  • Chính giữa nhà gia đình có kê thêm một sập gỗ.

Thiết kế phòng thờ 2 lớp trong căn nhà gỗ cổ truyền

thiết kế phòng thờ
Phòng thờ với 2 lớp thờ
  • Một kiểu thiết kế phòng thờ nữa rất được nhiều gia đình lựa chọn đó là thiết kế phòng thờ thành 2 lớp thờ trong căn nhà gỗ cổ truyền. 
  • Phòng thờ sẽ được làm tại gian chính giữa của ngôi nhà. 
  • Lớp thờ thứ nhất có vị trí từ hàng cột hậu đến hàng cột con của ngôi nhà gỗ cổ truyền. 
  • Tại lớp thờ thứ nhất có làm một bệ gỗ. Trên bệ gỗ kê ngai thờ. Trên ngai thờ là đại tự được làm bằng gỗ. 
  • Trong lớp thờ thứ nhất trang trí với đôi câu đối ở hàng cột con và y môn kép. 
  • Lớp thờ thứ hai có vị trí từ hàng cột con đến hàng cột cái của căn nhà. 
  • Tại lớp thờ này có kê án gian chiều cao thấp hơn bê thợ gỗ trong lớp thờ thứ nhất.
  • Đặt tại vị trí cao nhất của công trình là hoành phi. Phía dưới hoành phi là y môn, dưới y môn là cửa võng. 
  • Đôi câu đối được ốp vào hai bên cột cái sơn son thếp vàng đẹp mắt. 

Thiết kế phòng thờ có hậu cung trong ngôi nhà gỗ

thiết kế phòng thờ
Phòng thờ trong nhà có hậu cung
  • Với những phòng thờ có hậu cung. Phần hậu cung là khu vực thờ được cơi nới thêm ra phía sau tại gian chính giữa của ngôi nhà gỗ cổ truyền. 
  • Tại khu vực hậu cung, gia đình có kê án gian để thờ tự gia tiên. 
  • Ngai thờ sẽ đặt trang nghiêm tại khu vực hậu cung.
  • Đại tự sẽ được treo trên ngai thờ trong phần tường hậu của hậu cung. 
  • Hai bên hậu cung sẽ treo đôi câu đối và trang trí hoành phi, cửa võng. 
  • Với những ngôi nhà cổ truyền có làm hậu cung, thường sẽ thiết kế thêm một lớp thờ nữa ở phía bên ngoài. 
  • Lớp thờ này cũng được trang trí với các cấu kiện như: án gian, hoành phi, câu đối, y môn, cửa võng… tương tự với các cách trang trí phía trên. 

Những nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế phòng thờ 

Phòng thờ là khu vực trang nghiêm và linh thiêng của gia đình. Chính vì vậy, khi thiết kế phòng thờ cần chú ý đến những nguyên tắc sau: 

Thiết kế phòng thờ theo quy tắc vai vế trên dưới

Quy tắc này có nghĩa, những bậc có vai vế cao, đời xa thì bố trí ở vị trí cao và trong cùng của không gian thờ tự. Điển hình như: bàn thờ ở lớp trong thờ gia tiên luôn được làm cao hơn bàn thờ ở lớp ngoài. 

Thiết kế phòng thờ theo quy tắc đối xứng

Các thiết kế gian thờ hà ở hiện nay đều được làm theo nguyên tắc đối xứng. Đồ thờ luôn được thiết kế trang nghiêm cân bằng ở hai bên. Chính vì vậy gia chủ nên biết để thiết kế cho hợp lý. 

Trên đây là những thiết kế phòng thờ thông dụng nhất trong những căn nhà gỗ cổ truyền. Gia chủ nên muốn biết thêm nhiều thông tin về những ngôi nhà cổ hãy cùng theo dõi và đón đọc những bài viết của chúng tôi.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay