Các cấu kiện có tên gọi độc đáo của mẫu nhà gỗ 3 gian truyền thống

Khi tìm hiểu về mẫu nhà gỗ 3 gian truyền thống, ta bắt những cấu kiện có tên gọi rất lạ tai như: đầu dư, ván dong, tàu mái, con rường, câu đầu, kẻ ngồi, then co…. Những tên gọi này là gì và nó có chức năng gì trong căn nhà gỗ cổ truyền? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Video về mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền Bắc Bộ

Tổng quát về mẫu nhà gỗ 3 gian 

Mẫu nhà gỗ 3 gian là một trong những loại hình nhà ở độc đáo của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây chính là một trong những kiểu nhà góp vào sự đa dạng của kiến trúc truyền thống Việt Nam. 

Nhà được làm trên một mặt phẳng đất hình chữ nhật. Cột được dựng trên nền nhà giằng chắc với nhau thông qua hệ thống vì kèo và mộng gỗ tạo thành khối vững chãi kiên cố. Nhà được chia thành 3 gian. Đặc biệt 3 gian này được làm thông nhau mang đến khoảng không rộng rãi mà gắn kết. 

Gian chính mẫu nhà gỗ giữa được dùng làm nơi thờ tự. Bởi theo người Việt, đây chính là nơi linh thiêng và quan trọng nhất trong căn nhà gỗ. Hai gian về là khu vực uống nước và nghỉ ngơi. 

Hiện nay, rất nhiều người đã bắt đầu quan tâm lại mẫu nhà gỗ 3 gian này. Các công trình nhà gỗ 3 gian nói riêng và nhà gỗ cổ truyền nói riêng được làm trên phạm vi cả nước. Sức hút này nói lên được vẻ đẹp giàu tính thẩm mỹ và tinh hoa văn hóa nồng đượm trong từng nếp nhà. 

>Xem thêm: Thiết kế nhà gỗ 3 gian kiến trúc kẻ truyền phù hợp với thờ phụng tổ tiên

Các cấu kiện có tên gọi độc đáo trong mẫu nhà gỗ 3 gian 

Những mẫu nhà gỗ cổ truyền là kiến trúc cổ của người Việt, chính vì vậy tên gọi của nó cũng rất cổ. Và vì thế, ngày nay khi ta nghe đến những tên gọi này sẽ thấy rất độc đáo và lạ tai. Sau đây là một vài ví dụ điển hình: 

Tên gọi các loại cột trong mẫu nhà gỗ 3 gian 

Cột chính là những cấu kiện chủ chốt trong căn nhà gỗ cổ truyền. Mẫu nhà gỗ 3 gian nói riêng và nhà gỗ kẻ truyền nói chung sẽ bao gồm các loại cột sau: 

  • Cột cái: Đây là cột có kích thước lớn nhất, đường kính to nhất trong căn nhà gỗ. Cột sẽ được bố trí tại vị trí chính giữa mẫu nhà gỗ 3 gian 
  • Cột con: Cột con có kích thước và đường kính nhỏ hơn cột cái. Cột con được bố trí thành các hàng nằm ở phía trước và phía sau cột cái.
  • Cột hiên: Cột có kích thước bé và đường kính nhỏ nhất cùng chiều cao thấp nhất trong 3 loại cột là cột hiên. Cột hiên sẽ được bố trí ở khu vực đằng trước nhà nằm ở vị trí hiên nhà.
  • Cột hậu: Nghe tên cột hậu ta có thể đoán được vị trí của hàng cột này nằm ở phía sau. Đường kính của cột hậu bằng với kích thước của cột hiên. 
Bố trí các cột trong nhà gỗ
Bố trí các cột trong nhà gỗ

Tên gọi một vài loại xà trong mẫu nhà gỗ truyền thống

Xà là cấu kiện liên kết các cột với nhau tạo thành một bộ khung kiên cố, vững chãi cho căn nhà gỗ cổ truyền.

  • Xà thượng: Xà thượng là loại xà liên kết đỉnh hai cột cái lại với nhau. Có tên gọi này vì nó nằm ở vị trí cao nhất trong các loại xà. 
  • Xà nách: Để cột cái liên kết được với cột con, người thợ làm nhà sẽ lắp xà nách. 
  • Xà hiên: Đây là loại xà liên kết các cột lại với nhau
Hệ thống xà trong nhà gỗ
Hệ thống xà trong nhà gỗ

Tên gọi một vài cấu kiện độc đáo khác trong nhà gỗ 3 gian

  • Con rường (chồng rường): Đây là cấu kiện thường thấy trong khu vực hiên và bên trong mẫu nhà gỗ 3 gian. Những thanh gỗ sẽ được xếp chồng lên nhau, càng lên cao chiều dài của những thanh gỗ này càng ngắn lại. Trên chồng rường có đục hoa văn lá lật rất đẹp mắt và uyển chuyển. 
Chồng rường nhà gỗ
Chồng rường nhà gỗ
  • Then co: Then co là cấu kiện nằm ở phần mái hiên của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Then co có chức năng giằng dạ tàu lại với nhau. Hỗ trợ một phần lực nhỏ đỡ phần mái. Đối với những mẫu nhà gỗ 3 gian sẽ có 6 then co còn những căn nhà 5 gian sẽ có 10 then co. 
Then co trong nhà gỗ
Then co trong nhà gỗ
  • Cửa bức bàn: Đây là loại cửa đặc trưng cho những mẫu nhà gỗ cổ truyền. Loại cửa này được làm đặc và đục chạm hoa văn hai mặt rất độc đáo. 
Cửa bức bàn
Cửa bức bàn
  • Câu đầu: Vị trí của câu đầu là trên cùng của các cột cái. Đây được coi là dầm ngang chính khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).
Câu đầu trong nhà gỗ cổ truyền
Câu đầu trong nhà gỗ cổ truyền
  • Vách đố vỏ măng: Đố vỏ măng nằm tại vị trí vách ngoài cùng của mẫu nhà gỗ truyền thống. Đây chính là phần trang trí đẹp mắt và giàu tính thẩm mỹ cho căn nhà gỗ. 
Vách đố vỏ măng nhà gỗ cổ
Vách đố vỏ măng nhà gỗ cổ

Với một số tên gọi của các cấu kiện trong mẫu nhà gỗ 3 gian trên đây, mong rằng quý vị đã có cho mình thêm nhiều kiến thức về những ngôi nhà gỗ cổ truyền. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong sự độc đáo của các cấu kiện ngôi nhà truyền thống của Việt Nam.

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền 

>Tham khảo những công trình nhà gỗ cổ truyền 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay