Nghi lễ phạt mộc của ngôi nhà gỗ lim 5 gian ở Phù Đổng (Phần 2)

Trong việc làm nhà gỗ cổ truyền, nghi lễ phạt mộc được coi là một hình thức tâm linh quan trọng. Nếu quý vị cùng đang muốn tìm hiểu về nghi lễ này, hãy cùng nhà gỗ Phúc Lộc tìm hiểu các thông tin sau đây.

1. Giới thiệu về lễ phạt mộc của nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ phạt mộc có từ rất lâu đời, phạt mộc thường diễn ra đầu tiên, trước khi thực hiện xây dựng một căn nhà gỗ. Nghi lễ này được thực hiện tại xưởng thi công ngôi nhà. Đây là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Với ước muốn cầu mong sự may mắn, thuận lợi và suôn sẻ suốt trong quá trình làm nhà.

2. Quá trình thực hiện lễ phạt mộc

Để có thể thực hiện chu đáo được lễ phạt mộc, chúng ta cần hết sức chú ý những đặc điểm sau:

  • Về ngày phạt mộc sẽ được gia chủ chọn ngày lành, tháng tốt, phù hợp với vận mệnh và phong thủy để thực hiện nghi lễ.
  • Đồ lễ phạt mộc sẽ bao gồm: Xôi gà, mâm ngũ quả, gạo nước, rượu, muối, nến và 9 bông hồng đỏ.
  • Bác thợ cả sẽ là người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng phạt mộc. Trực tiếp báo cáo với ông tổ về quá trình làm nhà gỗ cổ truyền chuẩn bị diễn ra. Sau khi cúng song, bác thợ cả sẽ thực hiện công đoạn tiếp theo là bật mực trên sào.
  • Sào là một vật quan trọng gắn liền với căn nhà gỗ cổ truyền. Cây sào có thể nói là một bản thiết kế thu nhỏ, thể hiện những thông tin đầy đủ về kích thước và thông tin của ngôi nhà. Cây sào này được làm bằng tre, đã được ngâm và tẩm rất kỹ tránh nhiều mối mọt và để quá trình lưu trữ được bền lâu. Sào được chọn đốt để sao khi đọc lần lượt thịnh – suy – bĩ – thái, thì đốt cuối cùng sẽ rơi vào thịnh. Điều này người xưa quan niệm điểm cuối là thịnh thì ngôi nhà sẽ làm ăn phát lộc và vượng khí lưu thông tốt. Bởi nó rơi vào cung số đẹp.
  • Ở cây Sào này gia chủ sẽ được ký và viết tên lên, nhằm mục đích để cho đời sau biết chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà. Sào được đặt trên thượng lương trong lễ cất nóc, nếu trong quá trình sử dụng nhà gỗ có bất cứ hỏng hóc gì, thì người thợ sẽ đem sào xuống để thông qua sào có thể sửa chữa lại ngôi nhà gỗ được tốt nhất.
  • Công đoạn cuối cùng của lễ phạt mộc là bác thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cột nóc hoặc cột cái, thực hiện những thao tác đầu tiên để chuẩn bị bước vào thi công ngôi nhà gỗ.

3. Hình ảnh về nghi lễ phạt mộc của nhà gỗ lim 5 gian

Hình ảnh nghi lễ cúng phạt mộc
Hình ảnh nghi lễ cúng phạt mộc
Hình ảnh bác thợ cả phạt mộc trước khi làm nhà
Hình ảnh bác thợ cả phạt mộc trước khi làm nhà

4. Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà gỗ 5 gian

Nhà gỗ Phúc Lộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Là địa chỉ đáng tin cậy mà nhiều người gửi gắm để thực hiện những căn nhà gỗ mơ ước của mình. Đây là đơn vị chuyên thi công các dự án nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ sân vườn…

Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc có vị trí thuận lợi, nằm cách xa trung tâm Hà Nội 25km, ngay dưới chân núi chùa Tây Phương. Với 3 xưởng sản xuất và 1 xưởng chuyên chế biến gỗ. Sở hữu rất nhiều thợ Chàng Sơn có tay nghề giỏi, kinh nghiệm lâu năm trong nghề xây dựng và lắp đặt nhà gỗ. Đây cũng chính là những người thợ nổi tiếng đã thực hiện ra các công trình để đời như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương…

Khi có nhu cầu làm nhà gỗ cổ truyền, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ nhất từ các chuyên gia. Nhà gỗ cổ truyền không chỉ khẳng định được đẳng cấp của gia chủ, mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa vốn có ngày xưa.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm các video về nhà gỗ cổ truyền bắc bộ 

>Xem thêm quá trình thợ thi công tại xưởng của nhà gỗ lim 5 gian (Phần 3)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay