Đối với nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ thì hệ thống cột xà có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc giúp nâng đỡ chịu lực dàn đều cho cả ngôi nhà thì còn trang trí cho căn nhà thêm phần đẹp mắt. Để thấy được điều này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu từ những thông tin của bài viết dưới đây.
Video về lắp dựng nhà gỗ lim 5 gian
Đôi nét về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ là kiểu nhà đặc trưng được phân bố ở các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Được chia thành các gian như 3 gian, 5 gian tùy theo nhu cầu của chủ nhà. Chất liệu làm nên các công trình nhà cổ truyền chủ yếu là gỗ tự nhiên như: gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ hương…Trong đó thì những công trình nhà gỗ lim 3 gian được nhiều người yếu thích và ưa chuộng.
Căn nhà được thi công làm nên thờ tự gia tiên làm nơi nghỉ ngơi thư giãn cho gia chủ. Kiểu nhà này luôn mang đến cảm giác yên bình, thanh tịnh và xua tan những mệt mỏi trong cuộc sống. Ngôi nhà còn được bao quanh bởi những cây cối hết sức đẹp mắt, gần gũi hơn với tự nhiên.
Tìm hiểu hệ thống cột xà của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Ngôi nhà truyền thống Bắc Bộ được hình thành bởi 3 phần quan trọng trong đó có hệ thống cột xà, các hoa văn chạm khắc và kết cấu phần mái. Ở đó thì hệ thống cột xà sẽ đóng vai trò là chịu lực dàn đều cho toàn bộ căn nhà gỗ, cụ thể như sau:
Hệ thống cột của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Ở nhà gỗ cổ truyền thì chúng ta có 3 loại cột khác nhau, mỗi loại đóng một vai trò riêng tạo nên sự hoàn hảo cho căn nhà gỗ cổ truyền.
- Cột cái: là cột to và quan trọng nhất của ngôi nhà được đặt ở hai đầu nhịp chính bên trong ngôi nhà, nâng đỡ phần mái phía bên trên của ngôi nhà.
- Cột con: hay còn được gọi là cột quân, kích thước nhỏ hơn cột cái nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính.
- Cột hiên: là cột nằm bên ngoài hiên, thường bé hơn hai loại cột trên. Được nối liền từ cột con ra phần ngoài hiên.
Hệ thống xà của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Là một trong những cấu kiện giằng ngang chịu kéo, là phần liên kết các cột với nhau. Xà bao gồm những xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung bao gồm các loại như sau:
- Xà thượng: với vai trò liên kết các đỉnh cột cái, loại xà này nằm song song với chiều dài của ngôi nhà.
- Xà hạ: liên kết các cột cái, bên dưới là đỉnh cột. Loại xà này chạy song song với chiều dài của nhà giống với xà thượng.
- Xà tử thượng: Có chức năng liên kết các cột quân của khung bên trên nhà gỗ
- Xà ngưỡng: Chức năng là đỡ hệ thống cửa bức bàn, nối với cột quân ở vị trí của ngưỡng cửa.
- Thượng lương: là xà nóc được đặt ở vị trí trên đỉnh mái.
Một số hình ảnh của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ truyền thống
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền
>Tham khảo những tin tức về nhà gỗ truyền thống