Nằm một trong những công đoạn của quá trình gia công nhà gỗ cổ truyền tại xưởng. Quá trình sàm đóng và đục mộng tại nhà gỗ sẽ vô cùng quan trọng, hình thành nên hệ thống cột gỗ. Vậy hãy cùng theo dõi xem quá trình này diễn ra như thế nào.
Quá trình ghép mộng và đục chạm hoa văn
Nhà gỗ cổ truyền là gì ? ưu điểm của nhà gỗ
Là một tinh hoa văn hóa được tồn tại từ ngàn đời nay. Nhà gỗ cổ truyền được biết đến là một nét đặc trưng điển hình của người dân vùng Bắc Bộ. Các căn nhà này được thiết kế theo hình chữ Nhất, có một tầng duy nhất. Được phân chia thành nhiều gian khác nhau, đa số là gian số lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian.
Trong căn nhà gỗ cổ truyền này sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó xàm đóng và đục mộng là kỹ thuật quan trọng, giúp liên kết các cấu kiện nhà gỗ với nhau. Kiểu nhà được tạo hình với ba bộ phận chính là: mái ngói đỏ rêu phong, cột gỗ trụ tròn to và chắc, các hoa văn thủ công sắc nét và mềm mại.
Ưu điểm của nhà gỗ cổ truyền trong đời sống:
- Về tuổi thọ căn nhà sẽ thường cao hơn những kiểu nhà khác. Trong thực tế đã có những ngôi nhà gỗ có thể tồn tại hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm.
- Về kết cấu hoa văn được đục chạm thủ công, thổi hồn vào những khối gỗ. Các hoa văn mang nhiều giá trị văn hóa mà cha ông muốn gửi gắm.
- Là không gian sống giản dị, thoải mái và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng và vất vả. Đây là tổ ấm mà ai cũng muốn trở về. Bởi ngoài phần nhà gỗ thì còn có sự kết hợp của các bối cảnh bên ngoài hết sức đặc sắc.
- Về mặt công năng vừa đáp ứng được nhu cầu thờ cúng, vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và hội họp con cháu.
Quá trình sàm đóng và đục mộng của căn nhà gỗ diễn ra như thế nào
Trong làm nhà gỗ thì kỹ thuật xàm đóng và đục mộng là để liên kết các cấu kiện chính với nhau như: cột, xà, kẻ, hiên, bẩy, ngưỡng). Đây là một kỹ thuật khó trong việc làm các cấu kiện nhà gỗ cổ truyền, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Đây chính là một tiêu chí để đánh giá tay nghề của người thợ mộc.
- Quá trình sàm đóng bắt đầu bằng việc vẽ phác thảo vị trí trên các cấu kiện. Ở bước này người thợ phải đo đạc và tính toán tỉ mỉ từng cấu kiện trước khi thực hiện sàm đóng.
- Khi đã phác thảo xong thì cấu kiện này sẽ được sử dụng các kỹ thuật và phương tiện để thực hiện. Người thợ phải thật khéo léo sàm đóng sao cho chính xác. Để khi lắp dựng với nhau thật khớp và hoàn thiện.
- Bước cuối cùng để kiểm tra việc sàm đóng và đục mộng có chuẩn hay không là lắp dựng thử ngay tại xưởng. Đây là công đoạn kiểm tra cần thiết trong quá trình làm nhà gỗ cổ truyền.
Hình ảnh xàm đóng và đục mộng của nhà gỗ cổ truyền
Đơn vị thi công và xây dựng nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ Phúc Lộc là một trong những đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền đầy chất lượng và có uy tín trên thị trường. Các công trình nhà gỗ được chúng tôi thực hiện bao gồm: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, nhà từ đường, đình chùa, miếu phủ…Những công trình này có mặt trên nhiều tỉnh thành cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Phú Yên, Tuyên Quang…
Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc được đặt cách xa trung tâm Hà Nội 25km. Bao gồm 4 hệ thống nhà xưởng rộng, với quy mô lên đến 2000m2. Đặc biệt hơn nữa tại xưởng sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị, những máy móc cưa xẻ, máy tiện, máy bào. Giúp cho quá trình gia công nhà gỗ được suôn sẻ và thuận lợi nhất.
Đến với nhà gỗ Phúc Lộc quý vị còn được tham quan chi tiết xưởng và nhà mẫu mà chúng tôi đã thực hiện. Để khách hàng có cái nhìn khách quan và tạo được niềm tin nhất định với gia chủ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo các video hay về nhà gỗ Bắc Bộ
>Tham khảo các tin tức hay về nhà gỗ cổ truyền