Trong ngôi nhà 5 gian kẻ truyền, điểm tạo nên sự khác biệt của căn nhà này với những ngôi nhà cổ truyền khác đó chính là vì giữa của nhà. Vì giữa nhà là theo phương pháp truyền kẻ với các kẻ truyền cho nhau được đục chạm hoa văn đẹp mắt. Cùng tìm hiểu về bộ vì giữa của căn nhà kẻ truyền này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quá trình lắp vì kèo
Tổng quan về căn nhà 5 gian kẻ truyền
Căn nhà 5 gian kẻ truyền là kiểu nhà cổ truyền đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà được làm với 5 gian và 6 vì. Trong đó vì giữa của nhà làm theo kiểu truyền kẻ, chính vì vậy căn nhà mới có tên gọi đặc trưng như vậy.
Vì giữa nhà bao gồm các kẻ truyền cho nhau: từ kẻ hiên truyền lên kẻ ngồi, kẻ ngồi truyền lên kẻ chim, kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi và cuối cùng là bẩy hậu. Với kết cấu nhà kẻ truyền này, ngôi nhà gỗ 5 gian rất kiên cố và chắc chắn.
Nhà 5 gian kẻ truyền có nhiều kiểu khác nhau như: nhà gỗ 5 gian thông hiên, nhà gỗ 5 gian thông nhau, nhà 5 gian 2 buồng gói hay còn gọi là nhà 3 gian 2 chái… Những căn nhà gỗ 5 gian được làm hiện nay một số gia đình còn tích hợp cả vệ sinh khép kín tạo sự tiện lợi cho sinh hoạt của gia đình.
Chi tiết vì giữa nhà 5 gian làm theo lối tiền kẻ hậu bẩy
Một bộ vì giữa của căn nhà gỗ cổ truyền 5 gian làm theo kiểu nhà kẻ truyền, tiền kẻ hậu bẩy sẽ bao gồm các cấu kiện sau:
Cấu kiện cột trong bộ vì giữa nhà 5 gian
Trong bộ vì gian giữa nhà gỗ kẻ truyền cấu kiện chịu lực quan trọng cho căn nhà đó chính là cột. Nhà gỗ cổ truyền sử dụng 4 loại cột sau:
- Cột cái: Cột cái là cột có đường kính to nhất và chiều cao lớn nhất trong căn nhà gỗ cổ truyền. Cột có vị trí nằm giữa hai hàng cột con. Trong bộ vì gian giữa với bộ vị đủ sẽ có 2 chân cột cái, còn bộ vị chốn sẽ có 1 chân cột con.
- Cột con: Cột con có chiều dài nhỏ hơn cột cái, đường kính cũng được làm nhỏ hơn. Trong bộ vì giữa nhà kẻ truyền, cột con có vị trí phía sau cột hiên và và phía sau cột hậu.
- Cột hiên: Cột hiên có chiều dài bằng với cột hậu và đường kính bằng cột hậu. Đây là cột có vị trí đầu tiền trong bộ vì giữa nhà 5 gian kẻ truyền.
- Cột hậu: Cột hậu có vị trí ở phía trong cùng của bộ vì giữa nhà gỗ cổ truyền. Chiều cao và đường kính cột hậu bằng với cột hiên. Cột được thi công đặt sát tường hậu.
Cấu kiện kẻ trong bộ vì
- Kẻ hiên: Khi bước chân vào không gian hiên nhà cổ truyền quý vị sẽ nhìn thấy kẻ hiên. Kẻ hiên có vị trí nối cột hiên và cột con. Kẻ hiên được làm với đường cong mềm mại trên có đục chạm nhiều hoa văn đẹp như: hoa văn tứ quý, hoa văn Cầm – Kỳ – Thi – Họa…. rất độc đáo.
- Kẻ ngồi: Từ kẻ hiên truyền lên là kẻ ngồi. Kẻ ngồi có hình dáng cong cong tựa như hình ảnh con mèo đang ngồi. Trên kẻ ngồi có đục chạm hoa văn lá lật mềm mại, uyển chuyển. Một đầu kẻ ngồi có đục đầu nghê rất ấn tượng.
- Kẻ chim: Truyền tiếp từ kẻ ngồi lên là kẻ chim. Kẻ chim có vị trí trên cùng của bộ vì giữa nhà gỗ cổ truyền. Kẻ ngồi đục chạm đơn giản tạo sự thanh thoát cho căn nhà.
Một số cấu kiện khác
Ngoài cột và kẻ, bộ vì giữa nhà 5 gian cổ truyền còn có những cấu kiện sau:
- Bẩy hậu: Bẩy hậu có vị trí nối giữa cột con và cột hậu trong bộ vì, nằm kê lên tường hậu. Bẩy hậu được đục chạm hoa văn rất đẹp với nhiều mẫu hoa văn độc đáo như: hoa sen, chữ Thọ…
- Quá giang: Quá gian là dầm ngang trong bộ vì nhà gỗ cổ truyền. Quá giang không đục chạm cầu kỳ.
- Câu đầu: Câu đầu là một trong những cấu kiện khá độc đáo của căn nhà gỗ cổ truyền. Câu đầu gác lên các cột cái và khóa các đầu trên của cột cái trong bộ vì nhà gỗ. Trên câu đầu thường có những dòng chữ rất Hán giàu ý nghĩa.
Qua bài viết trên đây quý vị có thể hiểu hơn về vì giữa nhà 5 gian cổ truyền làm theo lối tiền kẻ hậu bẩy. Nếu quý vị muốn lựa chọn đơn vị làm nhà kẻ truyền chuyên nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ