Giải nghĩa bộ tranh tứ quý được chạm khắc trên nhà gỗ cổ truyền

Hôm nay, nhà gỗ Phúc Lộc xin chia sẻ đến quý vị và các bạn chủ đề giải nghĩa bộ tranh tứ quý được chạm khắc trên mẫu nhà gỗ cổ truyền. Đây là một đặc điểm thú vị làm nên kiểu nhà Bắc Bộ này, xin mời quý vị chú ý đón xem.

1. Định nghĩa về nhà gỗ cổ truyền

Như chúng ta đã biết nếp nhà gỗ cổ truyền là một kiến trúc quen thuộc của người dân Bắc Bộ. Mẫu nhà này có thể là 3 gian hoặc 5 gian, được thiết kế thêm các chái ở bên cạnh nếu có nhu cầu. Nhà gỗ cổ truyền không chỉ là nơi để ở mà còn là không gian sinh hoạt tâm linh của gia đình.

Được thực hiện từ chất liệu chính là gỗ. Với kết cấu của nhiều cấu kiện khác nhau như: cột, xà, kẻ, câu đầu, thượng lương, con lợn, vì thuận…Mẫu nhà này có không gian thông thoáng, yên bình và vô cùng thư giãn. Hơn nữa điểm đặc biệt là những họa tiết và hoa văn trên mẫu nhà này được đục chạm rất tỉ mỉ. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều giá trị nhân văn.

Video về bộ tranh tứ quý Lão Long Tùng Hạc

2. Giải nghĩa hình ảnh của bức tranh tứ quý ở nhà gỗ cổ truyền

Những hoa văn trên nhà gỗ cổ truyền khá đa dạng với nhiều họa tiết khác nhau. Đó có thể là những bộ tranh tứ quý, hoa lá, các loại chữ. Trong đó, nổi bật và đặc sắc thì phải kể đến bức tranh tứ quý, bộ tranh này không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn chứa đựng giá trị văn hóa. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu ở nội dung sau đây.

  • Đầu tiên là hình ảnh lão long vờn thủy một biểu tượng cho âm dương hòa hợp, lão long là con rồng già giống như đất đã có từ nhiều đời nay. Ngoài ra hình ảnh rồng còn thể hiện cho thế giới bên trên đó là trời. Đây là một hình ảnh chính trong bức tranh tứ quý được đục chạm hết sức tinh xảo và cầu kỳ. Đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, kỹ năng tốt.
  • Tiếp đến là họa tiết hai cây tùng trong bộ tranh tứ quý: thể hiện cho sự bền vững và khí phách của người quân tử. Cây tùng là mẫu hoa văn không thể thiếu đối với nhà gỗ cổ truyền. Bởi loài cây này có rất nhiều ý nghĩa cao đẹp nhằm giáo dục con cháu đời sau.
  • Hình ảnh hai con hươu dưới gốc cây tùng còn gọi là song lộc. Biểu thị cho tài lộc may mắn kéo dài từ đời này cho đến đời sau.
  • Phần trên của bức tranh tứ quý có 5 con hạc hay còn được gọi là ngũ hạc. Đây chính là một biểu tượng của sự dài lâu, sức sống bền bỉ và dai dẳng. Ngoài ra, còn là biểu thị cho sự phú – quý – khang – ninh.
  • Ý nghĩa của hình ảnh hoa cúc trên bức tranh tứ quý là một loài hoa vạn thọ. Biểu tượng cho sự sinh trưởng, nảy nở và rực rỡ. Cầu mong cho gia chủ sinh sông được hưởng thọ, phúc lộc dồi dào.

Đây là toàn bộ phần ý nghĩa của bức tranh tứ quý được đục chạm trên mẫu nhà gỗ cổ truyền. Từng họa tiết, từng hoa văn khi được chạm khắc đều gửi gắm những lòng đam mê, nhiệt huyết và sự sáng tạo của những người thợ chạm.

3. Một số hình ảnh về bức tranh tứ quý được đục chạm trên nhà gỗ cổ truyền

Hình ảnh tổng thể bức tranh tứ quý của nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh tổng thể bức tranh tứ quý của nhà gỗ cổ truyền
Hình ảnh con rồng được đục chạm hết sức độc đáo
Hình ảnh con rồng được đục chạm hết sức độc đáo
Hình ảnh cây tùng dưới gốc là đôi hươu
Hình ảnh cây tùng dưới gốc là đôi hươu

4. Giới thiệu về đơn vị chuyên thi công nhà gỗ 

Nhà gỗ Phúc Lộc là địa chỉ uy tín chuyên thi công các công trình nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ như:  nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà thờ họ, nhà gỗ sân vườn, nhà từ đường, đình chùa…Nhờ sự thừa hưởng tinh hoa của nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Đơn vị Phúc Lộc đã tạo ra rất nhiều công trình nhà gỗ truyền thống trên nhiều tỉnh thành cả nước.

Xưởng thi công nhà gỗ Phúc Lộc nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, cách Hà Nội 25km về hướng Tây. Tại xưởng được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, những người thợ Chàng Sơn trong xưởng nhà gỗ Phúc Lộc đều là những người có tay nghề cao, kỹ năng. Đã từng tạo nên những công trình nổi tiếng như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương.

Bên cạnh đó, quý vị còn được trực tiếp tham quan xưởng và nhà mẫu trước khi xây dựng công trình. Nhờ vậy mà có cái nhìn thực tế và khách quan hơn.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm những video hay về nhà gỗ Phúc Lộc

>Xem thêm các mẫu hoa văn được đục chạm trên nhà gỗ cổ truyền 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay