Tìm hiểu kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền làng quê Bắc Bộ

Kết cấu mái nhà là nét đặc trưng nổi bật trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ với các cấu kiện và hoa văn đặc sắc. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đặc biệt của kết cấu mái nhà kẻ truyền trong bài viết sau.

Nét đặc trưng trong kết cấu mái nhà gỗ

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền qua các cấu kiện, ngói lợp và gạch màn được thể hiện như sau:

Cấu kiện hoành

Cấu kiện hoành là bộ phận có công dụng nâng đỡ phần mái và được đặt ngang theo chiều dọc của ngôi nhà. Hoành được làm từ chất liệu gỗ bền bỉ và chắc chắn được thiết kế dài để nâng đỡ rui mè cũng như kê lên qua lỗ mộng. Với từng kiến trúc nhà cấu kiện hoành sẽ có kích thước khác nhau và được kiến trúc sư tính toán phù hợp.

Hoành được sử dụng để nâng đỡ phần mái nhà

Cấu kiện rui

Rui chính là dầm phụ ở trung gian của nhà kẻ truyền và được đặt theo dốc mái gối lên các hoành. Các rui có kích thước được tính theo chiều dài mái sau và mái trước. Khoảng cách của rui được tính theo kích thước ngói màn và đối với nhà cổ truyền có 2 lớp rui sẽ được đục chữ Thọ đan xen nhau.

Cấu kiện rui của nhà gỗ cổ truyền

Cấu kiện mè

Kết cấu mái nhà gỗ cổ truyền gồm có mè là các dầm phụ có kích thước nhỏ được đặt song song với hoành. Các thanh mè của nhà gỗ được liên kết với nhau giúp cho phần mái được chắc chắn.

Cấu kiện mè nhà gỗ kẻ truyền

Ngói lợp 

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được lợp từ loại ngói ta nung truyền thống bền và chắc chắn. Ngói ta nung có màu đỏ tươi và theo thời gian sử dụng sẽ mọc rêu xanh mang tới không gian cổ kính cho nhà gỗ cổ truyền.

Nhà cổ truyền được lợp từ ngói ta nung

Gạch màn

Gạch màn được thi công trước khi tiến hành lợp ngói và tạo thành mặt phẳng ở mái giúp cho việc lợp ngói đơn giản hơn. Gạch đất sét được ưa chuộng khi lợp mái nhà cổ truyền với ưu điểm nổi bật là chống nóng tốt vào mùa hè.

Hoa văn mái nhà gỗ được đục khắc tinh xảo

Kết cấu mái nhà kẻ truyền Bắc Bộ còn được thể hiện qua các hoa văn được đục khắc tinh xảo như:

  • Gạch hoa chanh: Gạch có kích thước nhỏ đặc trưng với hình hoa văn gồm có 4 cánh ở dưới bờ nóc. Nhìn từ xa mái nhà gỗ có gạch hoa chanh tạo thành những đường viền đẹp tinh tế.
Phần diềm mái đẹp
  • Diềm mái: Được đặt ở vị trí đầu mái hiên của nhà gỗ và được đục chạm hoa văn hình cánh sen nhẹ nhàng.
  • Bờ nóc, bờ bảy: Tạo thành các viền ngang và dọc đẹp ấn tượng có công dụng thoát nước cũng như chống thấm nước vào bên trong nhà gỗ.
  • Triện góc, đầu lớn: Là bộ phận được cố định trên mái nhà cổ truyền có hình hoa văn rồng phượng đẹp tinh xảo.
Hoa văn đặc sắc trên mái nhà gỗ cổ truyền

Xem thêm: Mẫu chòi nghỉ sân vườn đẹp cho khuôn viên nhà cổ truyền Bắc Bộ

Các loại mái nhà thường gặp trong kiến trúc nhà cổ truyền

Kết cấu mái nhà gỗ đặc trưng theo từng loại mái, dưới đây là các loại mái phổ biến khi làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ mà quý vị có thể tham khảo:

Nhà gỗ có mái dốc (mái chảy)

Là kiểu mái được ưa chuộng khi làm nhà gỗ với thiết kế sang trọng và không bị lỗi thời. Đặc biệt là mái dốc có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa. Với kiểu mái chảy quý vị có thể lựa chọn đa dạng nhiều mẫu mái khác nhau tùy theo kiến trúc nhà gỗ. 

Kết cấu đặc trưng của mái chảy là có hai bên đối xứng với nhau tạo thành độc dốc vững chãi thích hợp với nhà cấp 4, nhà ngói 3 gian hay 5 gian. Mái chảy thường tốn kém nguyên vật liệu hơn và cần đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cũng như sự tỉ mỉ khi thi công.

Nhà gỗ cổ truyền mái chảy (mái dốc)

Nhà cổ truyền mái đao

Mái đao được lợp từ ngói ta nung có bốn mái tiếp giáp với nhau và dốc nghiêng. Đặc điểm nổi bật của kiểu mái này đó là có thiết kế cong ở cuối mái giống như lưỡi đao. Kiểu mái này sẽ phù hợp hơn với những công trình chuyên về thờ cúng của dòng họ.

Phần đầu đao có đòn tay hoành hình chữ nhật sát diềm mái và nghiêng trên vì kèo. Trên mái được gắn mảnh ván để đỡ ngói được chắc chắn. Lá mái được thiết kế cong với đường nét mềm mại, cùng các hình khối dàn đều giúp cho kiến trúc mái đao trở lên thanh thoát hơn.

Kiến trúc mái đao nhà gỗ cổ truyền

Tóm lại: Nếu quý vị muốn làm nhà gỗ kết hợp nơi thờ cúng gia tiên, thì có thể lựa chọn loại mái dốc (mái chảy). Với kiểu mái đao sẽ thích hợp hơn khi làm nhà từ đường, nhà thờ họ hay thi công đền chùa, miếu.

Khi nắm rõ những nét đặc trưng cơ bản của kết cấu mái nhà sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về kiến trúc nhà gỗ cổ truyền. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế và thi công nhà kẻ truyền, quý gia chủ vui lòng liên hệ hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư của Nhà Gỗ Phúc Lộc giải đáp cụ thể.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

>Tham khảo những công trình nhà gỗ đẹp 

Gọi ngay