Thi công nhà gỗ có cần xin giấy phép xây dựng không? trường hợp nào được miễn giấy phép là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời và quy trình xin giấy phép khi làm nhà gỗ cổ truyền trong bài viết sau.
Thi công nhà gỗ có cần xin giấy phép không?

Thi công nhà gỗ cần xin giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật vì những lý do sau:
Đảm bảo theo đúng quy hoạch
Xin giấy phép xây dựng khi làm nhà gỗ là cách tuân thủ quy hoạch và các quy định trong kiến trúc theo quy định. Khi đó công trình sẽ được đảm bảo thi công theo đúng quy hoạch đã đề ra.

Là công trình xây dựng
Thi công nhà gỗ hay bằng các loại vật liệu khác đều thuộc nhóm công trình xây dựng. Vì vậy gia chủ cần xin đầy đủ các loại giấy phép theo đúng quy định của pháp luật trước khi tiến hành làm nhà.

Để hợp pháp hoá công trình
Xin giấy phép xây dựng khi làm nhà gỗ truyền thống cũng là căn cứ về pháp lý để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu về công trình. Nếu xảy ra bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề phát sinh nào, chủ sở hữu nhà gỗ sẽ được đảm bảo các quyền lợi theo đúng các quy định của pháp luật.

Mức xử phạt khi xây nhà gỗ không xin giấy phép
Trường hợp thi công nhà gỗ nhưng không xin giấy cấp phép sẽ xử phạt theo quy định. Cụ thể như sau:
- Xây nhà ở riêng lẻ: Mức phạt tiền từ 60.000.000 – 80.000.000 đồng.
- Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích, khu bảo tồn hoặc công trình xây dựng khác: Mức phạt từ 80.000.000 – 100.000.000 đồng.
- Công trình xây dựng bắt buộc cần lập báo cáo nghiên cứu hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư, nhưng cá nhân/tổ chức không thực hiện: Phạt tiền từ 120.000 – 140.000 đồng.
Trường hợp thi công nhà gỗ được miễn giấy phép
Vậy những trường hợp nào được miễn giấy phép thi công nhà gỗ?
- Công trình có quy mô nhỏ: Đối với những công trình có quy mô nhỏ như nhà tạm hay nhà không sử dụng để sinh hoạt lâu dài theo quy định ở địa phương, thì sẽ không cần phải xin giấy phép xây dựng.
- Thi công ở nông thôn: Công trình nhà gỗ được xây ở nông thôn và không thuộc diện quy hoạch đô thị, không ở nhà lâu dài sẽ được miễn giấy phép.
- Dự án đã phê duyệt: Những dự án được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cũng không cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi thi công.

Xem thêm: Mẫu chòi nghỉ sân vườn đẹp cho khuôn viên nhà cổ truyền Bắc Bộ
Quy trình xin giấy phép xây nhà gỗ
Dưới đây là quy trình xin giấy phép thi công nhà gỗ mà quý vị có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây nhà gỗ
Theo quy định khi làm hồ sơ xin cấp phép xây nhà gỗ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- 01 đơn đề nghị cấp mới giấy phép xây dựng nhà ở.
- Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (bản sao có công chứng) hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương tự.
- 02 bản vẽ thiết kế về xây nhà gỗ.
- Văn bản cam kết đảm bảo an toàn khi xây dựng nhà gỗ nếu có công trình liền kề.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ xin cấp phép thi công nhà gỗ được nộp tại các cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy phép xây dựng như: uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện…
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc qua internet theo quy định.
Bước 3: Xử lý hồ sơ xin cấp phép
Khi cơ quan nhà nước tiếp sẽ tiến hành xử lý hồ sơ. Nếu kết quả đủ điều kiện và hợp lệ thì người xin sẽ được cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người xin cấp phép sẽ được thông báo lý do và được hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ phù hợp. Thời gian thực hiện bổ sung và chỉnh sửa có thời gian không quá 3 ngày tính từ khi nhận hồ sơ. Sau thời gian chỉnh sửa người xin cấp phép sẽ được cấp giấy phép xây dựng trong thời gian không quá 12 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung.

Bước 4: Xây dựng nhà gỗ theo giấy cấp phép
Sau khi được cấp phép thi công nhà gỗ sẽ tiến hành xây dựng và chủ thể cần có những trách nhiệm như:
- Thông báo về thời điểm khởi công xây dựng tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép. Lưu ý thông báo cần thực hiện trước khi tiến hành khởi công xây dựng thực tế.
- Trong quá trình xây nhà gỗ cần thực hiện theo bản thiết kế đã được phê duyệt, không được tự ý chỉnh sửa và cần đảm bảo an toàn lao động.
- Sau khi xây dựng hoàn thành nhà gỗ sẽ nghiệm thu công trình theo quy định.
Khi biết được thi công nhà gỗ có cần xin giấy phép không sẽ giúp gia chủ có sự chuẩn bị đầy đủ về thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Nếu quý vị có nhu cầu làm nhà gỗ truyền thống trọn gói, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được tư vấn cụ thể về thiết kế, thi công và báo giá.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những công trình nhà gỗ đẹp