Lễ cất nóc nhà 5 gian truyền thống là một trong những nghi lễ quan trong và cần thiết. Mục đích là cầu mong cho quá trình làm nhà gặp nhiều may mắn và trôi chảy trong công việc. Nghi lễ này được thực hiện trang trọng và thành kính, có sự chung vui của tất cả người nhà và bà con hàng xóm xung quanh. Để tìm hiểu kỹ về nghi lễ này thì nội dung bài viết sau sẽ thông tin tất cả quá trình cất nóc nhà gỗ lim 5 gian
1. Giới thiệu về nghi lễ cất nóc về nhà gỗ cổ truyền
Nghi lễ cất nóc hay còn có tên gọi khác là lễ thượng lương. Là ngày gác thanh giữa của nóc nhà lên trên các vì kèo. Trong kiến trúc xây dựng nhà gỗ cổ truyền cất nóc là một trong những lễ cầu mong việc làm nhà được diễn ra thuận lợi và trôi chảy.
Địa điểm diễn ra nghi lễ cất nóc là nơi công trình được lắp dựng. Ngày giờ cất nóc được gia chủ xem trước dựa trên số tuổi, hợp mệnh, phong thủy. Nói chung đây là nghi lễ cần được diễn ra trang trọng và thành kính nhất.
Video cất nóc nhà gỗ lim 5 gian ở Bắc Ninh
2. Giai đoạn chuẩn bị cho nghi lễ cất nóc nhà gỗ lim 5 gian
Để nghi lễ diễn ra hiệu quả nhất chúng ta cần chuẩn bị đồ lễ chu đáo. Tùy theo hoàn cảnh và tập tục của địa phương mà chuẩn bị đồ lễ cúng phù hợp. Thông thường đồ lễ cất nóc bao gồm: mâm ngũ quả, xôi gà, rượu nước, trầu cau, 9 bông hồng đỏ.
Về ngày giờ cất nóc sẽ được gia chủ xem trước đó. Ngày cất nóc là những ngày lành, tháng tốt, phù hợp với vận mệnh của gia chủ. Sau khi đã chuẩn bị chu đáo cho nghi lễ này. Thì quá trình thực hiện cất nóc mới có thể bắt đầu.
Người thực hiện nghi lễ cất nóc là bác thợ cả và chủ nhà hoặc người lớn tuổi trong ngôi nhà đó.
3. Quá trình thực hiện nghi lễ cất nóc nhà gỗ lim 5 gian
Bắt đầu thực hiện nghi lễ cất nóc, thì việc đầu tiên là lễ cúng cất nóc. Cúng cất nóc sẽ được gia chủ mời thầy để làm lễ, thầy pháp sẽ cúng và báo cáo với tổ tiên về việc làm nhà. Cuối nghi lễ sẽ có màn đốt pháo, điều này tượng trưng cho sự mới mẻ, trẻ trung và nhằm mục đích xua đuổi tà ma đối với ngôi nhà.
Sau lễ cúng bác thợ cả và chủ ngôi nhà sẽ trực tiếp lên phần nóc để tiến hành thực hiện nghi lễ này. Lúc này người ta sẽ thực hiện bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh nóc nhà. Ở phần này sẽ có 1 miếng vải đỏ ghi ngày tháng cử hành lễ và dòng chữ Khương Thái Công Tại Thử (nghĩa là: Ông Khang Thái Công ở đây) sẽ được treo trực tiếp vào đòn chính, với mục đích trừ khử tà ma, quỷ quái của căn nhà. Hoặc cũng có thể thay miếng vải này bằng việc dán một miếng bùa bát quái hoặc cũng có thể thay 1 quyển lịch Tàu.
Để buổi lễ diễn ra tốt đẹp, trang trọng và đầm ấm. Gia chủ sẽ mời bà con hàng xóm và những người thân thích đến chung vui với gia đình.
4. Một số hình ảnh về nghi lễ cất nóc
Bác thợ cả và gia chủ lên phần nóc để thực hiện cất nóc5. Giới thiệu về đơn vị chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ Phúc Lộc là đơn vị thi công và lắp dựng nhà gỗ cổ truyền. Các dự án chuyên thực hiện bao gồm: nhà từ đường, nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ sân vườn, đình chùa, miếu, phủ…
Xưởng sản xuất và thi công nhà gỗ nằm cách xa trung tâm Hà Nội 25km, dưới chân núi chùa tây Phương. Nơi đây có nhiều thiết bị máy móc hiện đại, nhiều thợ mộc giỏi. Đảm bảo những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền được ra đời một cách tinh tế và đúng theo mong muốn của gia chủ.
Đơn vị chúng tôi với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng mời quý vị thăm quan xưởng và những nhà mẫu đã từng thực hiện. Để quý vị có nhiều cái nhìn khách quan và đồng thời lựa chọn cho mình một căn nhà gỗ truyền thống ưng ý nhất.
Thông tin liên hệ của nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kts Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Xem thêm những video độc đáo về nhà gỗ
>Xem thêm các dự án thiết kế nhà gỗ